NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ IN OFFSET

In Offset được xem là một trong những công nghệ in ấn hiện đại nhất hiện nay, được đánh giá với hiệu quả cao, chất lượng hình ảnh sắc nét, sạch sẽ và có khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt.

In Offset được hiểu là quá trình đưa thông tin lên tấm cao su (tấm offset), sau đó ép miếng cao su lên giấy in, sử dụng các loại mực in một màu hoặc nhiều màu.

Trong kỹ thuật in Offset, là kỹ thuật mà phần tử in được hiển thị trên ống bằng kẽm, trong đó có các phần tử in bắt nước và phần tử in không bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in lên các tấm cao su trước rồi ép từ tấm cao su lên giấy.

Công nghệ in offset
Công nghệ in offset

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ IN OFFSET

  • Chất lượng hình ảnh cao, sắc nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy bởi miếng cao su sẽ áp đều lên bề mặt cần in.
  • Công nghệ in offset có thể ứng dụng in lên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả những bề mặt không phẳng (gõ, vải, da thô nhám)
  • Chế tạo các bản in offset dễ dàng hơn các bản in khác
  • Tuổi thọ bản in lâu hơn khi in offset
  • Giá cả hợp lý khi in với số lượng lớn

QUY TRÌNH IN OFFSET

Bước 1: Thiết kế bản in:

Để có được những sản phẩm in chất lượng, không bị lỗi hỏng, cần phải có bản thiết kế ban đầu chuẩn, kích thước phù hợp với sản phẩm. Khi thiết kế bản in, cần lưu ý trình bày nội dung thông tin một cách hài hòa, màu sắc phù hợp và ấn tượng, tùy theo từng yêu cầu của người in.

Bước 2: Output Film:

Trong in ấn nói chung và in offset nói riêng, chúng ta sử dụng hệ màu CMYK đại diện cho 4 màu: C – Cyan: xanh, M – Magenta: hồng, Y – Yellow: vàng, K – Black: đen. Output film được tiến hành khi bản in nhiều hơn một màu, output film thành 4 tấm đại diện cho 4 màu nêu trên.
Bước 3: Phơi bản kẽm:

Sau khi đã output 4 tấm film, người gia công sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (thực hiện bằng máy phơi kẽm). Chuẩn bị đến giai đoạn in ấn.

Bước 4: In Offset:

Sau khi đã có 4 bản kẽm, thợ in sẽ chọn một trong số đó lắp lên quả lô ở máy in offset và cho màu mực tương ứng với màu trên bản kẽm đó. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ dập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in thì tháo kẽm ra, vệ sinh mực cũ, lắp kẽm mới và tiến hành in như quy trình trên.
Bước 5: Gia công sau in:

Khi in xong, cần phải có bước gia công cuối cùng để sản phẩm được hoàn thiện nhất có thể, thực hiện các bước như: cán bóng, cán mờ, cắt xén,…Bước này giúp cho quy trình được diễn ra một cách chuyên nghiệp, có thể kiểm tra lại thành phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi giao đến tay khách hàng.

>> XEM THÊM: Những ưu điểm của công nghệ in nhanh kỹ thuật số

THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÁY IN OFFSET

Máy in offset gồm 3 bộ phận chính: cụm chuyển giấy trắng, cụm ép in, cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.

Một đơn vị của thiết bị gồm 3 bộ phận chính:

  • Trục ống mang khuôn (trục ống bản)
  • Trục ống mang tấm cao su (ống offset)
  • Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.

Kỹ thuật in offset được đánh giá cao bởi cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, hình ảnh sắc nét, rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên giấy như: sách báo tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm doanh nghiệp. Với công nghệ in này, sản phẩm in có thể lựa chọn in một màu hoặc nhiều màu với nhiều kích thước khác nhau, đó cũng là lý do công nghệ in offset trở thành công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay.

CHÚNG TÔI VINH HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤC QUÝ KHÁCH!

VUI LÒNG ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ IN CHẤT LƯỢNG CAO TƯ VẤN & PHỤC VỤ.

    VĂN PHÒNG LÀM VIỆC:
    Hồ Chí Minh: 132 Đường 79, Phường Tân Quy, Quận 7
    Hà Nội: 97 – 99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa
    Nghệ An: Tầng 2 chung cư Sài Gòn Sky, Phường Đội Cung, TP. Vinh
    Hà Tĩnh: 288 Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh
    Đặt hàng: 19002238 | Chăm sóc khách hàng: 0917 41 56 56
    Email: kd@inchatluongcao.vnWebsite : www.inchatluongcao.vn

    Chúng tôi luôn sẵn lòng thiết kế – in ấn và giao hàng tận nơi trong cả nước!